Lưu ý khi cho con đi dã ngoại sẽ giúp ba mẹ chuẩn bị tốt cho con về mặt tâm lý cũng như các vật dụng cần thiết. Qua đó, con sẽ có được sự sẵn sàng, hào hứng để có thể bước vào chuyến dã ngoại đầy hứng thú, dù đó là dã ngoại với gia đình hay với lớp học. Hãy lưu lại ngay một số lưu ý để chuẩn bị cho con đi dã ngoại sau đây.
Menu Bài Viết
Lưu ý khi cho con đi dã ngoại: Nói về nơi sẽ đến
Lưu ý khi cho con đi dã ngoại dã ngoại đầu tiên, nhằm tạo niềm hứng khởi cho con đó chính là nói về nơi mà con sẽ được đến để khám phá.
Bạn có thể giới thiệu sơ qua nơi đó như thế nào, có gì đặc biệt, ở đó con sẽ được làm gì… Khi ấy, con có thể hình dung được mình sẽ được đến nơi như thế nào, và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để được vui chơi, học hỏi.
Lưu ý khi cho con đi dã ngoại: Trang bị một số kỹ năng
Con trẻ được đi dã ngoại sẽ tiếp xúc với rất nhiều thứ xung quanh, từ thiên nhiên, con người cho đến những tình huống mà con chưa bao giờ gặp. Vì vậy, để đảm bảo cho chuyến đi của con được vui vẻ, trải nghiệm tốt, bạn cần trang bị cho con một số kỹ năng như:
-
Kỹ năng ứng xử:
Đây là một trong những điều rất cần thiết, nhất là con khi đi cùng một đoàn đông người. Con trẻ cần được dạy cách ứng xử hòa nhã, đúng mực với mọi người xung quanh. Chú ý giữ lịch sự ở những nơi công cộng và luôn tuân thủ theo sự hướng dẫn và kỷ luật của người phụ trách.
-
Kỹ năng giữ an toàn:
Con trẻ thường khá hiếu động, nhất là khi đến với một địa điểm mới, luôn muốn khám phá xem xung quanh có gì. Vì vậy, bạn nên trang bị cho con kỹ năng giữ an toàn.
Ví dụ như không đi gần các mé sông, suối; đi bơi, đi thuyền phải mặc áo phao; những địa hình hiểm trở, gập ghềnh cần phải có người lớn đi cùng; không tự ý tách đoàn mà phải luôn đi theo sự hướng dẫn của người phụ trách; tránh chạy nhảy quá đà dẫn đến té ngã, chấn thương,…
-
Kỹ năng ứng phó trong tình huống đi lạc:
Lưu ý khi cho con đi dã ngoại, bạn cần chuẩn bị cho con trẻ chính là kỹ năng ứng phó trong trường hợp không may con bị lạc.
Bạn nên nhắc con trước hết phải bình tĩnh, tìm đến các nhân viên hoặc bảo vệ của khu dã ngoại để nhờ giúp đỡ. Hoặc nếu con có sử dụng điện thoại, hay đồng hồ thông minh có thể liên lạc, thì cũng cần gọi ngay cho ba mẹ hoặc thầy cô để được hướng dẫn, giúp đỡ.
Bạn cũng có thể điền mọi thông tin cần thiết của con vào một tờ giấy và cho vào balo. Nếu có người đến giúp con, thì cũng sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin.
-
Kỹ năng ứng phó trong tình huống gặp kẻ xấu:
Bạn nên dặn con không được tách đoàn trong quá trình di chuyển, vui chơi khi đi dã ngoại. Nhưng nếu gặp tình huống bị người lạ quấy rối, thậm chí là bắt cóc thì con cần la lớn lên, hoặc dùng bất kỳ vật nhọn hoặc cát ném vào mặt kẻ xấu để tự vệ và hãy chạy thật nhanh về nơi đông người để tìm sự giúp đỡ.
-
Một số kỹ năng khác:
Khi vui chơi, khám phá nếu gặp mưa lớn, cây ngã, đường trơn… con cần đi theo sự hướng dẫn của người phụ trách để được an toàn.
Dạy con biết cách sơ cứu các vết thương căn bản và mang theo bên mình những chiếc băng keo cá nhân để dễ dàng xử lý trong các tình huống cấp thiết.
Lưu ý khi cho con đi dã ngoại: Chuẩn bị các vật dụng đầy đủ
Và một điều lưu ý khi cho con đi dã ngoại nữa mà bạn cần quan tâm chính là chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cho con.
Trước hết, hãy chọn một chiếc balo vừa phải, phù hợp với con để có thể mang đi trong suốt quá trình di chuyển. Không nên chọn balo quá to vì cồng kềnh, con không mang nổi, hoặc balo quá nhỏ không thể chứa đủ các vật dụng cần thiết.
Sau đó, bạn nên liệt kê ra những thứ cần mang theo sự hướng dẫn hoặc bạn tự chuẩn bị, gồm một bộ quần áo thoải mái để thay khi cần; mũ; ô hoặc áo mưa (tùy vào tình hình thời tiết); bình nước cá nhân; khăn giấy (ướt và khô); sữa hoặc một vài loại thức ăn nhẹ; xịt chống côn trùng;…
Bạn nên nói với người phụ trách đoàn những thứ có trong balo của con, để khi cần thì có thể lấy ra sử dụng.
Đó chính là những lưu ý khi cho con đi dã ngoại mà bạn nên lưu lại để giúp cho chuyến đi của con thật thuận tiện và an toàn. Nếu ba mẹ muốn tìm một môi trường học tập có những hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cho các con, thì hãy liên hệ ngay với Mỹ Việt School để được tham khảo và tư vấn.
Xem thêm: Các vị phụ huynh đã biết cách rèn tính kỷ luật ở trẻ hay chưa?